Bảo tàng Horniman ở London phải trả hiện vật cho Nigeria

Tẫm chạm khắc bằng đồng của vương quốc Benin sẽ được Anh trả về Nigeria

Một bảo tàng Anh đồng ý trả về Nigeria các hiện vật bị cướp đi khỏi Vương quốc Benin hồi thế kỷ 19.

Đây không phải là bảo tàng đầu tiên ở Phương Tây chấp nhận yêu cầu hồi hương bảo vật, hiện vật, đồ cổ mà họ có được trong quá khứ bằng nhiều cách khác nhau, gồm cả mua, cướp, chiếm đoạt thời thám hiểm hoặc thuộc địa.

Bảo tàng Horniman Museum ở London nói họ sẽ chuyển quyền sở hữu của 72 hiện vật về cho chính phủ Nigeria.

Trong số hiện vật này có các 12 tấm đồng chạm khắc, còn gọi là Benin Bronze, một con gà trống cũng bằng đồng lá và một chiếc chìa khóa vào cung điện vua Benin thời đó.

Bảo tàng năm ở Đông Nam của London nói họ đã tham vấn với các học giả, chuyên gia ngành bảo tàng, di sản và cả cộng đồng dân cư cùng người xem thường xuyên ở Nigeria và Anh Quốc.

“Mọi quan điểm của các bên về tương lai những hiện vật Benin đều được xem xét,

Chủ tịch của bảo tàng, bà Eve Solomon nói rằng có bằng chứng rõ ràng là các hiện vật được chiếm đoạt bằng vũ lực và điều hợp đạo đức là đem trả lại chúng cho Nigeria.

Tháng trước, trường Jesus College, ĐH Cambridge và Đại học Aberdeen ở Scotland đã trả lại hai hiện vật: một tượng gà, và một đầu vua cho Nigeria

Các nước khác đã làm gì?

Những năm qua, nhiều chính phủ và các bảo tàng châu Âu phải chịu sức ép hoàn trả những hiện vật bị cướp đi từ các quốc gia Á, Phi, Nam Mỹ.

Đức đã trả hơn 1.100 hiện vật cho Nigeria sau khi thông qua một luật về vấn đề hồi hương các tác phẩm lấy được thời thuộc địa.

Nhưng việc tương tự đã xảy ra từ lâu.

Năm 2005, Ý phải trả lại Ethiopia cột Axum có 1.700 năm tuổi mà quân đội Benito Mussolini cướp về năm 1937.

Năm 2018, Na Uy đồng ý trả Chile các hiện vật nhà thám hiể Thor Heyerdahl lấy về từ đảo Phục Sinh.

Đầu năm 2020, Hà Lan trả lại Indonesia 1.500 hiện vật, và cuối năm đó, Pháp đồng ý trả lại cho Benin và Senegal 27 tác phẩm.

Giữa năm 2021, bảo tàng San Francisco, Hoa Kỳ đã trả lại Thái Lan hai bức phù điêu có hơn 1.000 năm tuổi.

Tuy nhiên, không phải chỉ các nước ngoài châu Âu mới đòi lại cổ vật.

Từ 1983, Hy Lạp đã đòi Bảo tàng Anh quốc (British Museum) trả lại khối điêu khắc đá hoa cương Elgin Marbles nhưng đến nay sự việc vẫn chưa ngã ngũ.

Bảo tàng Anh quốc lấy lý do họ bị ràng buộc bởi Luật Bảo tàng Anh năm 1963 và Luật Di sản Quốc gia năm 1983 nên không thể dễ dàng trả lại các hiện vật trong kho.

Cho đến đầu tháng 8 năm nay, Bảo tàng Anh quốc nói họ sẵn sàng “cho mượn” Elgin Marbles nhưng tiếp tục thảo luận với phía Hy Lạp chứ không nói là sẽ trả.

Tương tự như vậy, tính đến tháng 5 năm nay, Bảo tàng Anh quốc và bảo tàng Victoria & Albert nói họ vẫn đối thoại với Campuchia về yêu cầu của nước Đông Nam Á muốn nhận lại các tác phẩm cổ vật bị cướp đi.

Campuchia đã thành công trong việc đòi lại cặp tượng Duryohana và Bhima từ Hoa Kỳ sau khi người ta chứng minh được tượng bị cướp bóc khỏi Vương quốc Campuchia thời trước.

Bảo vật triều Nguyễn từ Huế cho Pháp mượn trưng bày ở bảo tàng Guimet, Paris tháng 7- 9/2014
Previous articleLính cứu hỏa Mỹ bàng hoàng phát hiện 10 người chết trong vụ hỏa hoạn là gia đình mình
Next articleTQ: Hải Nam phong tỏa thêm nhiều thành phố để chống Covid