Nhật Bản lo ngại việc Hong Kong cấm nhập hải sản sẽ có tác động nặng nề

Người dân biểu tình phản đối Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý xuống biển ở Hong Kong

Nhật Bản dự báo sẽ hứng chịu tác động ‘nặng nề’ do Hong Kong và Ma Cao áp lệnh cấm nhập khẩu hải sản của Nhật với lý do nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima được đổ ra biển, một quan chức của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật (MAFF) cho biết.

Vào ngày 24/8, Nhật Bản sẽ bắt đầu xả ra biển hơn 1 triệu tấn nước phóng xạ đã được xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị đổ nát, hơn một thập kỷ sau vụ tai nạn hạt nhân. Việc xả nước cũng gặp phải những chỉ trích gay gắt từ Trung Quốc.

Trung Quốc, nước nhập khẩu hải sản Nhật Bản nhiều nhất, sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ môi trường biển, an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 23/8. Bắc Kinh đã cấm nhập hải sản từ một số khu vực của Nhật Bản.

Trong loạt các biện pháp mới nhất, trung tâm tài chính châu Á là Hong Kong và trung tâm cờ bạc Macau – cả hai đều là đặc khu của Trung Quốc – sẽ cấm nhập khẩu hải sản từ 10 vùng của Nhật Bản bao gồm Tokyo và Fukushima kể từ ngày 23/8.

Tác động của lệnh cấm từ Hong Kong và Ma Cao không thể được tính toán ngay lập tức nhưng sẽ là ‘nặng nề’, vị quan chức tại MAFF nói với Reuters nhưng từ chối nói tên do chính sách của bộ.

Trung Quốc, cũng là quốc gia nhập khẩu sò điệp hàng đầu của Nhật Bản và là nước tiêu thụ hải sâm lớn, đã nhập khẩu 87,1 tỷ yên (tương đương 600 triệu đô la Mỹ) giá trị hải sản Nhật Bản vào năm ngoái, tức 1/5 tổng giá trị hải sản xuất khẩu của Nhật Bản, theo dữ liệu của MAFF.

Hong Kong, thị trường hải sản lớn thứ hai của Nhật Bản sau Trung Quốc đại lục, mà MAFF tính riêng, đã nhập khẩu hải sản trị giá 75,5 tỷ yên từ Nhật Bản, dữ liệu cho thấy. Dữ liệu xuất khẩu hải sản của Nhật Bản bao gồm cả xuất khẩu ngọc trai.

Mặc dù chỉ trích mạnh mẽ việc xả nước nhiễm phóng xạ, Trung Quốc đã cho phép 9 công ty khác ở Nga – nước có chung vùng đánh bắt với Nhật Bản ở Thái Bình Dương – xuất khẩu hải sản vào nước họ, nâng tổng số nhà xuất khẩu được cấp phép lên 894, cơ quan giám sát an toàn thực phẩm của Nga cho biết hôm 31/7.

Nga và Trung Quốc đã đặt vấn đề về kế hoạch xả nước Fukushima. Nhật Bản cho rằng phản ứng từ hai nước ‘không được củng cố bằng bất kỳ bằng chứng khoa học nào’, và nói thêm rằng mức độ ô nhiễm trong nước thải này sẽ thấp hơn mức được coi là an toàn để uống theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.

Tổ chức vận động hành lang hàng đầu trong ngành đánh bắt hải sản của Nhật Bản cho biết họ lo ngại danh tiếng của họ sẽ bị tổn hại về từ việc xả nước này, mà Nhật Bản nói là an toàn và các nước khác cũng từng làm. Chính phủ Nhật sẽ sẵn sàng ngưng xả nước họ nếu phát hiện nồng độ chất phóng xạ cao bất thường.

Previous articlePhe ông Biden tranh thủ cuộc tranh luận của đảng Cộng hòa để công kích
Next articleChia rẽ trong BRICS tái xuất hiện trước khi bàn về sự bành trướng